Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Nhà xe “quên” giảm giá cước

  Từ ngày 9-5 đến nay đã bốn lần liên tiếp Bộ Tài chính điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, với mức giảm giá dầu DO tổng cộng là 1.800 đồng/lít. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa vẫn “đánh trống lảng” khi nhắc đến việc giảm giá cước vận chuyển.
 
Đến thời điểm này, giá bán lẻ dầu DO đã xuống mức thấp hơn hồi đầu năm nay nhưng giá cước vận tải lại đang đứng ở mức cao hơn so với cùng thời điểm, mặc dù các lý do để tăng giá cước trong tháng 3 và 4 vừa qua là do giá dầu tăng.

Do khách hàng không chú ý?
 
Ngày 22-6, một ngày sau khi giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 300-700 đồng/lít, các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa vẫn im hơi lặng tiếng. Trước đó, trong các đợt giảm giá xăng dầu ngày 9-5, 23-5 và 7-6, các doanh nghiệp vận tải cũng trì hoãn giảm cước với lý do giá dầu DO chỉ giảm được “chút ít”, không thấm tháp vào đâu so với giá cước trên thị trường. Sau lần giảm giá xăng dầu thứ tư liên tiếp vào ngày 21-6, giới kinh doanh dịch vụ vận tải lại “ca bài cũ” là mức giảm giá dầu DO chỉ 400 đồng/lít, không đáng kể để điều chỉnh cước vận chuyển hàng.

Nhà xe “quên” giảm giá cước - 1
Giá dầu đã giảm thấp hơn đầu năm 2012 nhưng giá cước vận tải tuyến Bắc - Nam không giảm mà còn tăng 2 triệu đồng (khoảng 11%) - (Ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc một công ty vận tải ở TP.HCM, thừa nhận đến thời điểm này công ty vẫn chưa giảm giá cước vận chuyển do trên thị trường các doanh nghiệp trong ngành không giảm. “Mặc dù đến nay dầu DO đã giảm được 1.800 đồng/lít nhưng do mỗi lần giảm giá lại có chút ít nên khách hàng của chúng tôi không chú ý để yêu cầu giảm cước. Lần đầu có khách yêu cầu giảm giá, chúng tôi nói mức giảm của giá dầu quá ít nên họ cũng bỏ qua. Đến giờ, họ không ngồi cộng lại để ra mức giảm tổng cộng như trên nên chúng tôi cũng không việc gì phải cầm đèn chạy trước ôtô!” - ông Tuấn nói.

Yêu cầu giảm giá cước vận tải

Bộ Tài chính cho biết đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm giá cước vận tải theo giá xăng dầu. Đồng thời bộ cũng đề nghị các sở tài chính địa phương hướng dẫn và kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải rà soát, thực hiện kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã giảm. Việc giảm giá cước vận tải là để góp phần bình ổn giá nhiều mặt hàng trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu vì giá cước vận tải chiếm phần không nhỏ trong chi phí đầu vào của nhiều mặt hàng. Đơn vị vận tải nào đã tăng giá trước đó thì bây giờ buộc phải giảm giá khi giá xăng dầu giảm mạnh. Như thế mới công bằng và sòng phẳng với người tiêu dùng. Hiện nay, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đang tập hợp báo cáo của các sở tài chính địa phương về tình hình đăng ký lại giá cước vận tải sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.

LÊ THANH

Theo báo giá của một doanh nghiệp vận tải hàng rời ở TP.HCM, với loại xe 5 tấn, các chuyến chạy trong vòng 100km trở lại, cước vận chuyển hồi đầu năm (thời điểm giá dầu DO là 20.400 đồng/lít) là 1,8 triệu đồng. Sau hai lần tăng giá dầu trong tháng 3 và 4 vừa qua (giá bán lẻ dầu DO tăng lên 21.900 đồng/lít), giá cước mà chủ hàng phải trả cho tuyến đi như vậy tăng lên 2 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay giá dầu DO chỉ còn 20.100 đồng/lít, thấp hơn 300 đồng/lít so với thời điểm đầu năm nhưng giá cước vẫn giữ mức 2 triệu đồng!

Tương tự, với tuyến Bắc - Nam, thời điểm đầu năm 2012 giá cước là 19 triệu đồng. Sau khi giá dầu tăng, công ty tăng thêm 2 triệu đồng. Hiện nay sau bốn lần giảm, giá dầu đã xuống thấp hơn trước thời điểm tăng vào đầu năm, nhưng cước vẫn giữ nguyên 21 triệu đồng. Việc giữ nguyên giá cước ở thời điểm này, thay vì giảm theo giá xăng dầu, đã giúp các doanh nghiệp có thêm một khoản lời đáng kể.

Theo một số doanh nghiệp vận tải, cả đi và về của tuyến Bắc - Nam xe chạy hết 400 lít dầu. Như vậy với giá dầu DO đã giảm 1.800 đồng/lít, tính ra chi phí dầu mỗi chuyến đã giảm 720.000 đồng (400 lít x 1. 800 đồng).
 
Chưa kể ở thời điểm tháng 3 và 4-2012, chi phí mua dầu chỉ tăng thêm 600.000 đồng/chuyến nhưng doanh nghiệp tăng cước tới 2 triệu đồng/chuyến. Không những thế, theo tính toán chi phí cho một chuyến chạy Bắc - Nam của doanh nghiệp này gồm: lương tài xế, tiền ăn dọc đường, tiền mua dầu, phí cầu đường và một số chi phí phát sinh khác trên đường đi trong khoảng 14 triệu đồng/xe. Như vậy, mỗi chuyến doanh nghiệp dư ra tới gần 7 triệu đồng.
 
Tương tự, các nhà xe chạy hàng từ cảng về chợ đầu mối, từ chợ đi các quận, huyện và vùng lân cận TP.HCM cũng từ chối giảm cước cho khách. Với các xe tải 800kg-1 tấn, giá cước vận chuyển các mặt hàng như trái cây, rau củ quả, thực phẩm tươi sống... giữ mức 550.000-600.000 đồng/chuyến. 

Tuy nhiên, khi giá dầu DO tăng 1.500 đồng/lít thì doanh nghiệp tăng 100.000 đồng/chuyến (tương đương 5%), từ 2 triệu đồng/chuyến lên 2,1 triệu đồng/chuyến. Các chuyến chạy đường dài cũng được điều chỉnh cước với tỉ lệ tương tự ở các thời điểm giá dầu tăng và giá dầu giảm hiện nay. 

Nhà xe “quên” giảm giá cước - 2
Giá dầu đã giảm bốn lần nhưng cước vận tải vẫn đứng yên (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp vận tải vẫn than khổ
 
Mặc dù có lời không nhỏ từ việc “đã tăng rồi thì khó giảm cước” nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn than, nếu có chủ hàng nào yêu cầu giảm cước.

Ông Nguyễn Minh Trung, giám đốc kinh doanh một công ty cổ phần giấy, cho biết: “Tôi từng chủ động đề nghị các doanh nghiệp vận tải xem xét lại giá cước khi thấy giá xăng dầu giảm nhưng hầu như không ai thay đổi giá cước. Họ đều than khổ, nói giá nhiên liệu giảm chẳng bao nhiêu, trong khi chi phí lương, thực phẩm... không hề giảm nên không thể điều chỉnh giá được”.
 
Với tổng chi phí vận tải thuê bên ngoài hơn 1,5 tỉ đồng/năm, hiện công ty phải chi trên 100 triệu đồng/tháng tiền cước vận chuyển hàng. “Do phần lớn công ty vận tải không giảm giá nên cũng khó lòng bỏ công ty này để sang thuê công ty khác. Chỉ có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn khổ vì không thể tiết giảm được chi phí đầu vào” - ông Trung than.
 
Ông N., phó tổng giám đốc một doanh nghiệp trong ngành thép, cho rằng do sức mua quá thấp nên lượng hàng bán ra hầu như không đủ cho các doanh nghiệp vận tải chuyên chở, nên cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp vận tải đều không được lợi.

Với cước phí chuyên chở 120.000 đồng/tấn thép, ông N. cho hay lượng thép bán ra khoảng 30.000 tấn/tháng, chỉ bằng 60% so với trước, “nhà xe chẳng đủ chi phí để duy trì hoạt động lấy gì đòi họ giảm giá cho mình”. Cũng theo ông N., doanh nghiệp sản xuất thép không thể giảm giá thành sản xuất vì với sức mua quá yếu hiện nay, định phí (khấu hao, lãi suất ngân hàng, chi phí quản lý...)sản xuất lại lớn hơn rất nhiều so với các biến phí (nguyên - nhiên - vật liệu sản xuất...) nên khả năng giảm giá bán vẫn là điều... xa xỉ!
 
Theo ông Nguyễn Đắc Hải - giám đốc tài chính một công ty nhựa cho biết, hiện chi phí vận chuyển đang chiếm 1,4% tổng chi phí sản xuất. Năm tháng đầu năm 2012, tổng chi phí vận chuyển của công ty đã chi khoảng 4 tỉ đồng, trong đó 1,8 tỉ đồng được trả cho các công ty vận chuyển thuê bên ngoài.
 
Theo tính toán của ông Hải, với tổng mức giá xăng dầu các loại đã giảm trong thời gian qua, nếu được các công ty vận tải giảm giá, mỗi tháng công ty cũng tiết giảm được chi phí khoảng 50 triệu đồng. “Nhưng cho đến nay các công ty vận tải vẫn không có dấu hiệu điều chỉnh giá cước chuyên chở dù chúng tôi có đề cập. Vì nếu cước vận chuyển giảm, ít nhất khi lưu thông ra thị trường sẽ giảm được bình quân 0,5%/sản phẩm so với giá bán hiện tại” - ông Hải tính toán.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 25-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 25-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 25-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giật mình trứng gà ác đều là hàng giả

  Trứng “giả” tràn lan

Cách đây khoảng 2 - 3 năm, trứng gà ác có giá bán sỉ 2.300 - 2.500 đồng/trứng, giá bán lẻ trên thị trường lên đến 4.000 - 5.000 đồng/trứng; được quảng cáo là dinh dưỡng cao và phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng có thu nhập khá trở lên. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012, trứng gà ác bị cạnh tranh quyết liệt từ một loại giống gà nhập ngoại có nguồn gốc từ Ai Cập.

Giống gà này được nuôi công nghiệp cho ra trứng có kích thước, màu sắc khá giống với trứng gà ta trong nước, nên khi đưa ra thị trường được quảng cáo là trứng gà ta. Không dừng lại ở đó, người nuôi còn điều chỉnh chế độ thức ăn theo công thức khác để gà giống Ai Cập đẻ trứng có kích cỡ nhỏ gần bằng trứng gà ác, giới thiệu là trứng gà ác để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ một trại gà ác ở Long An, cho biết từ đầu năm đến nay, giá trứng gà ác đã giảm còn 2.000 đồng/trứng (giá sỉ), giá bán lẻ cũng giảm còn 3.000 đồng/trứng. Trong khi giá trứng gà giống Ai Cập vẫn ổn định ở mức cao khoảng 3.000 - 3.500 đồng/trứng, cao hơn cả trứng gà ác thật.

Giật mình trứng gà ác đều là hàng giả - 1
Rất khó phân biệt trứng gà ác thật và giả. (Ảnh minh họa)

Hàng thật lép vế

Theo giới chăn nuôi, giá trứng gà ác giảm mạnh chủ yếu do cạnh tranh. Cách nay vài năm, khi giá trứng gà ác bán lẻ trên thị trường lên mức  4.000 - 5.000 đồng/trứng, nuôi gà ác bán trứng lãi nhiều nên nhiều người đầu tư nuôi với số lượng lớn, tập trung nhiều ở Tiền Giang, Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Song song đó, có khá nhiều người bắt đầu nuôi gà giống Ai Cập lấy trứng, dẫn đến nguồn cung rất dồi dào, trứng gà ác rớt giá.

Một số chủ trang trại gà ở Đồng Nai cho biết nuôi gà ác lấy trứng rủi ro khá cao. Do gà ác không có giống mới nên dẫn đến đồng huyết, tỉ lệ hao hụt lên đến 20 - 30%. Tỉ lệ gà đẻ cũng rất thấp, chỉ từ 30 - 40%. Gà ác đẻ thải ra có giá thấp (khoảng 50.000 đồng/con) nên người nuôi không có lãi.

Trong khi nuôi gà đẻ giống Ai Cập tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng 5%, tỉ lệ gà đẻ lên đến 70%; gà đẻ thải ra có mức giá khoảng 100.000 đồng/con. Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều người chuyển sang nuôi gà giống Ai Cập thay vì nuôi gà ác để bảo đảm lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Ông La Mao Thoại, chủ nhiều trại gà ác ở Tiền Giang, Bến Tre, cho biết đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nuôi gần 200.000 con gà ác đẻ lấy trứng. “Do bị cả trứng thật và trứng giả mạo cạnh tranh quyết liệt nên không có lãi. Tôi phải xuất khẩu trứng gà ác để tăng đầu ra, tìm lợi nhuận; trước mắt, đang xuất bán sang thị trường Campuchia với số lượng khoảng 100.000 trứng/tháng” - ông Thoại nói.

Khó phân biệt thật – giả

Theo các chủ trại gà, trứng gà ác và trứng gà giống Ai Cập không khác biệt nhiều nên người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng giả. Nhìn bằng mắt thường, màu sắc 2 vỏ trứng rất giống nhau, trứng gà giống Ai Cập chỉ “nhỉnh” hơn trứng gà ác chút ít. Màu sắc lòng đỏ cũng giống nhau, chỉ khác biệt là tỉ lệ lòng đỏ/lòng trắng trứng gà giống Ai Cập là 50/50; trứng gà ác là 60/40. Ngoài ra, trứng gà giống Ai Cập có tỉ lệ nước nhiều hơn, độ béo ít hơn trứng gà ác.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg

  Mục kích

Cách đây hơn nửa tháng, nhiều bạn đọc phản ánh tại nhiều chợ ở Hà Nội đang bán thịt gà giá 30 nghìn/kg: Cầu Lủ (Kim Giang), Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy). Chúng tôi đã đến các chợ này tìm hiểu và  xác nhận thông tin trên hoàn toàn chính xác. Giá gà ở đây chỉ dao động từ 35.000 – 50.000 đồng/kg.

Khảo sát thêm một số chợ như chợ Mơ, chợ Hôm, giá gà thịt cao hơn hẳn, khoảng 130 nghìn đồng/kg. Vậy, vì sao gà thịt lại có giá siêu rẻ? Nguồn gốc số thịt gà này? Rất nhiều câu hỏi đặt ra về hiện tượng bất thường này.

Kết thúc phiên chợ, chúng tôi bí mật bám đuôi năm người bán thịt gà tại chợ Cầu Lủ và chợ Dịch Vọng. Sau đêm đầu tiên mật phục, chúng tôi lần ra manh mối đầu tiên: Thịt gà siêu rẻ được nhập về từ chợ gia cầm đầu mối Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội). Một nguồn tin còn cho hay đó là giống gà mía, nhập lậu từ Trung Quốc.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 1
Cảnh trộn gà chết với gà sống tại chợ Dịch Vọng Hậu

Đêm thứ hai, chúng tôi tiếp cận chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc này. Quãng 3h sáng, chợ đã tấp nập người mua kẻ bán. Cơ man nào là gà! Gà Tam Hoàng, gà công nghiệp, gà Ai Cập… Dò hỏi mãi, chúng tôi vẫn không tìm ra được gà mía. “Không phải không có gà mía. Chợ không kinh doanh gà mía thì làm sao mà sống được. Mỗi ngày, hàng chục tấn gà mía nhập về và bán hết veo rồi. Đôi khi còn “cháy” hàng đấy!”, một người buôn gà cho hay.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 2
Cảnh bốc xếp gà tại chợ Hà Vĩ

Trong khi các loại gà khác có giá 70 – 80 nghìn/kg thì gà mía chỉ 40.000 – 45.000 đồng/kg. Đến đây điều bất thường gà giá siêu rẻ dần sáng tỏ. Song mức giá (gà lông) đó vẫn chưa lý giải được vì sao có gà thịt giá 30.000 nghìn đồng/kg tại các chợ nội thành. Chúng tôi hạ quyết tâm truy đến cùng sự việc.

Chọn một địa điểm kín đáo trong chợ, chúng tôi kiên nhẫn ngồi chờ. Một giờ, rồi hai giờ trôi qua, vẫn không thấy bóng dáng xe gà nào. May thay lại nghe được câu chuyện của nhóm người mặc áo xanh ghi dòng chữ “Đội bốc xếp Hà Vĩ”: “Gớm! Mới chết có 2 đứa trẻ dính H5N1 ở Trung Quốc mà cứ làm như quan trọng lắm. Chợ này nhập gà bao lâu nay mà có thấy chết ai đâu. Bọn chủ xe đang ở bên kia sông chưa dám qua phà vì sợ công an tóm”.

Chúng tôi lập tức chạy xe theo đường mòn về hướng về phía bờ sông.

Ma trận gà lậu

Tảng sáng. Chúng tôi có mặt tại bến đò An Cảnh (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội). Cách bờ đê vài chục mét đã nghe tiếng người huyên náo phía bờ sông Hồng, con sông phân định đất Hà Nội và Hưng Yên. Một tốp thanh niên bặm trợn, xăm trổ đầy mình lượn lờ qua mặt chúng tôi rồi đảo mắt dò xét. Chúng tôi đoán đây là đội “chim lợn” đi tiền trạm thám thính. “Từ từ hẵng qua, xem tình hình thế nào đã”, một thanh niên bốc máy gọi. Chúng tôi hơi chột dạ, song vẫn cố tỏ ra ung dung.

Để tránh bị nghi ngờ, chúng tôi lên phà sang sông. Ở bờ bên kia, bốn, năm chiếc xe tải đang xếp hàng dài vì chưa nhận được “lệnh” qua phà. Chúng tôi nhanh chóng kiếm một chỗ nấp kín đáo.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 3

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 4
Xe chở gà lậu

Biết đã bị lộ, khoảng 1 tiếng sau, hàng loạt xe máy từ phía Thường Tín được huy động qua phà sang bến đò Năm Mẫu để “tăng bo” gà qua sông thay vì chở bằng xe tải. Nắm được quy luật vận chuyển gà, trước khi ra về, chúng tôi không quên tìm một địa điểm an toàn chuẩn bị cho việc “tác chiến” ngày hôm sau.

Đêm thứ ba, chúng tôi đến bến đò An Cảnh lúc 1h sáng. Tìm chỗ nấp được đánh dấu từ hôm trước, máy quay cũng đã sẵn sàng. Ba tiếng trôi qua nhưng chưa thấy động tĩnh gì. 4h sáng, đèn ám hiệu lóe lên từ phía bên này sông. Bên kia sông, xe tải lập tức nổ máy lên phà. Xe tải có trọng lượng khoảng 4 tấn, hàng chất cao tận nóc. Gà được nhốt trong các lồng nhựa có sơn màu vàng, trắng, xanh. Chúng tôi ém một đội theo dõi tại bờ sông, đội còn lại theo xe vào Hà Vĩ.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 5
Toàn cảnh chợ gia cầm đầu mối Hà Vĩ

Vào trong chợ, một thanh niên cao to nhảy từ trên xe xuống xi-nhan cho xe vào nhập gà. Ba, bốn người đàn ông trong đội cửu vạn Hà Vĩ chạy lại chuẩn bị cho việc dỡ hàng. Đây đích thị là những con gà mía mà chúng tôi cần tìm!

Sau quá trình vận chuyển đường dài, những con gà này lông xác xơ, mặt tím tái, mắt lờ đờ, chân run run, không còn sức sống. Trong vai một người buôn gà, tôi nhặt một vài con gà được coi là khỏe mạnh nhất lên xem. Mặc dù trời nhá nhem tối, song vẫn có thể phân biệt gà mía với một số loại gà khác trong chợ: lông xù, lông màu nâu trắng, mào hồng tái hoặc thâm, lỗ hậu môn to vì là gà thải (đẻ hết trứng). Tiếp tục hỏi giá, tôi vẫn nhận được câu trả lời 40.000 – 45.000 đồng/kg. Vẫn chưa lý giải được nguồn gốc gà giá rẻ.

Hành trình truy tìm gà 30 nghìn/kg - 6
Gà chết được ném thành từng đống tại chợ Hà Vĩ

Tuy nhiên, sau khi gà được dỡ xuống, hình ảnh kinh hoàng diễn ra. Một xe gà có trọng tải 4 tấn có cả tạ gà chết được ném thành từng đống trên mặt đất, ruồi nhặng lập tức bâu đầy, mùi hôi thối bốc lên. Chờ thêm hai, ba xe tải nữa về nhập hàng, đống gà chết càng ngày chất càng cao.

Đến đây chúng tôi tự hỏi phải chăng thịt gà siêu rẻ tại các chợ nội thành chính là gà mía chết trong quá trình vận chuyển?


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 26-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 26-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 26-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Shop online lấn sân trên thị trường

  Kinh tế khó khăn khiến nhiều cửa hàng thời trang thu hẹp quy mô, đổ vào các con hẻm nhỏ thuê mặt bằng. Mặt bằng ở đường lớn ít có người thuê nên giảm giá, mặt đường đường nhỏ cũng giảm theo. Vì thế mà nhiều chủ cửa hàng trước nay chỉ buôn bán trên mạng có cơ hội thuê mặt bằng mở shop với giá phải chăng.
 
Tại TP.HCM, đi trên đường Bắc Hải (Quận 10, Quận Tân Bình), hay trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Quận 3, Quận 10) sẽ thấy các shop thời trang mới mọc lên nhan nhản, trong đó lượng cửa hàng chuyên buôn bán trên mạng chiếm không ít.

Shop online lấn sân trên thị trường - 1
Một shop bán hàng online (Ảnh minh họa).

Chị U. - Chủ một shop thời trang trên mạng - cho biết, chị đang tìm kiếm mặt bằng để “hiện thực hóa” giấc mơ mở shop. Và hai con đường trên đang được “ngắm nghía”, vì giá thuê mặt bằng không cao, lại thuộc khu khá sầm uất về mặt hàng thời trang.

Cách đây khoảng một năm, con đường Nguyễn Thượng Hiền không đông đúc và sạch sẽ như hiện nay. Đường này nổi tiếng với các tiệm hớt tóc “sung sướng” và các quán nhậu hải sản. Trên con đường này, có khá nhiều các tiệm hớt tóc với nhân viên phục vụ ăn mặc mát mẻ, các tiệm hớt tóc nhỏ hơn thì độ “chiều khách” cũng không hề thua kém. Có những tiệm khá nhỏ, nhìn vào tưởng rất đàng hoàng nhưng vẫn có nhân viên nữ sẵn sàng làm khách thỏa mãn trên các căn gác xép! Đường này trước đó rất hẹp vì các cửa hàng kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, lại không mấy sạch sẽ vì có nhiều quán nhậu hải sản.

Tuy vậy, gần đây con đường này “lột xác”, lòng lề đường ít bị chiếm dụng, các quán hải sản và tiệm hớt tóc trá hình bớt đi rất nhiều. Con đường thông thoáng và sang trọng hơn nhiều nhờ sự góp mặt của các shop thời trang bán hàng online.

Shop online lấn sân trên thị trường - 2
  Tràn lan những shop thời trang mới mở (Ảnh minh họa)

Theo quan sát của PV, con đường này có khoảng 60 cửa hàng thời trang. Trong đó có hơn 20 cửa hàng kinh doanh trên mạng. Có 11 shop có trang Web riêng. Rất nhiều cửa hàng buôn bán trên các trang rao vặt lớn. Khá nhiều bộ ảnh thời trang trên các tạp chí, trang Web dùng trang phục ở các cửa hàng này.
 
Giá thuê mặt bằng ở đường Nguyễn Thượng Hiền không rẻ, nếu tính tiền thuê trên mỗi mét vuông. Nhưng mặt bằng ở đây đa số khá nhỏ, chỉ từ 15 đến 20 mét vuông. Vì thế giá thuê dao động từ 5-8 triệu đồng một mặt bằng. Có những mặt bằng chỉ đủ chỗ treo quần áo, chỗ khách đứng và nhân viên trông shop. Khách đi hơn hai người có khi không có chỗ, phải đứng ngoài một người.

Shop online lấn sân trên thị trường - 3
Đa số shop có mặt bằng nhỏ. (Ảnh minh họa)

Theo một chủ shop ở đây, thì đa số cửa hàng kinh doanh hàng online đều không cần mặt bằng lớn. Vì khách đã xem hàng trên mạng, chỉ đến để kiểm tra và lấy hàng. Đường Nguyễn Thượng Hiền tuy nhỏ nhưng lại nằm ngay trung tâm thành phố nên rất tiện cho việc giao dịch. Vì thế các cửa hàng thời trang trên đường này ngày một đông.
 
Nhưng không phải ai mở shop thời trang trên con đường này cũng thành công. “Tôi bán trên đường này cũng được 3-4 tháng, nhưng mới đây chủ nhà đòi tăng tiền thuê mặt bằng từ 7 triệu lên 10 triệu đồng nên chắc phải nghỉ” - chủ một cửa hàng bán hoa nói.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 27-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 26-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 27-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Báo động sản phẩm giấy, băng vệ sinh kém chất lượng

 

Tại Việt Nam BVS kém chất lượng được bày bán công khai tại các chợ, cửa hàng tạp hoá... Hiện nay, tình trạng vi phạm sỡ hữu trí tuệ (SHTT), hàng giả, hàng nhái nhãn mác được làm khá tinh vi thậm chí người bán lẻ cũng rất dễ bị đánh lừa khi ham lợi nhuận mua hàng giá rẻ. Người tiêu dùng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng và an toàn...

Cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Trước những bất cập trên, tại hội thảo: “Xây dựng và bảo vệ thương hiệu giấy tiêu dùng” do Hội sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam tổ chức ngày 19 tháng 06 năm 2012 đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lí như : Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý Cạnh Tranh (BCT), Cục Quản Lý Thị Trường, Hiệp Hội Giấy & Bột Giấy, Tổng Hội Da Liễu, Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam và doanh nghiệp, nhãn hàng uy tín như: Kimberly – Clark(Kotex), Diana(Emos)… Hội thảo nêu ra thực trạng xâm phạm SHTT sản phẩm giấy tiêu dùng, công tác xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm, khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nguyên nhân chính do nhiều doanh nghiệp làm ăn không chân chính ham lợi nhuận dẫn đến sản phẩm đưa ra thị trường kém chất lượng. Quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng, toàn bộ dây chuyền sản xuất BVS kém chất lượng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, hệ thống dây chuyền thô sơ, bao bì, nhãn mác, nguyên vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ không rõ rang… Loại BVS này có chất lượng thấm hút kém, quăn lại nhiều nếp sau một thời gian ngắn sử dụng. Đặc biệt sử dụng sau 1-2 giờ đã có mùi hôi, khó chịu gây mẩn ngứa nhiễm trùng thậm chí có thể gây ra ung thư nếu trên bề mặt của nó có chất tơ nhân tạo tạo độ hút thấm và chất dioxin (hoá chất này có trong chất tẩy trắng).

 Tại hội thảo, bà Thái Quỳnh Hoa – Viện Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng cho biết “Hiện chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm tã, bỉm, BVS. Tuy nhiên cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tã, bỉm, BVS và lộ trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm này”. Bà cũng đưa ra ý kiến cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường, công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ phụ nữ

Đại diện ngành Y Tế cũng nêu rõ tác hại của việc sử dụng các sản phẩm tã, bỉm, BVS kém chất lượng có thể gây nhiễm khuẩn phần phụ, bám tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh. Các bác sĩ tại bệnh viện phụ sản cho biết, ngày càng nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa mà một trong những nguyên nhân phổ biển là do BVS kém chất lượng, thậm chí có trường hợp phải nhập viện. Chính vì vậy, việc lựa chọn BVS cần hết sức cẩn thận, chỉ nên lựa chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín, đã được chứng nhận về an toàn chất lượng cũng như qua kênh phân phối tin cậy nhằm tránh tình trạng hàng nhái, giả và bảo vệ sức khoẻ của bản thân tốt hơn

Báo động sản phẩm giấy, băng vệ sinh kém chất lượng - 1

Hội thảo xây dựng và bảo vệ thương hiệu giấy tiêu dùng

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng

Trước tình trạng làm giả, nhái và vi phạm SHTT, ông Nguyễn Thanh Thủy – đại diện Cục SHTT cho biết “Tình trạng xâm phạm quyền SHTT công nghiệp trong ngành giấy tiêu dùng  thời gian qua diễn ra phổ biến. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường xảy ra dưới dạng xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hoặc sử dụng các chỉ dẫn địa lý giả mạo. Đối với ngành giấy tiêu dùng, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra với hầu hết sản phẩm của các hãng có danh tiếng như:  Kotex, Diana…làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín và gây thiệt hại về doanh thu của các nhà sản xuất sản phẩm chính hãng, đồng thời gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Gần ¼ dân số thế giới tin tưởng và chọn dùng sản phẩm và thương hiệu của Kimberly-Clark

Theo thống kê từ  Công ty Kimberly-Clark: Mỗi ngày có 1.3 tỷ người (gần ¼ dân số thế giới) tin tưởng và chọn dùng sản phẩm của Kimberly-Clark như là một giải pháp hỗ trợ sức khỏe và vệ sinh. Với những thương hiệu nổi tiếng như Kleenex, Scott, HUGGIES, Pull-Ups, Kotex and Depend, Công ty Kimberly-Clark chiếm thị phần số một hoặc số hai tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Tiêu chí an toàn cho sức khỏe của người phụ nữ được nhãn hàng Kotex đặt lên hàng đầu, chính vì vậy các các quy trình kiểm tra chất lượng, kiểm tra vi sinh luôn được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Tất cả nguyên vật liệu đều được kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ đầu vào. Các sản phẩm của Kotex được sản xuất trên dây chuyền hoàn toàn tự động, theo tiêu chuẩn và công nghệ của Tập đoàn nhằm đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất, an toàn tuyệt đối khi lưu thông trên thị trường.

Không chỉ quan tâm đến sức khỏe, lợi ích của người tiêu dùng, Công ty Kimberly-Clark tại Việt Nam còn hướng đến các hoạt động xã hội, luôn lắng nghe và tìm hiểu những băn khoăn, trăn trở của phái nữ mà tiêu biểu là website  http://www.girlspace.com.vn và chương trình “Quỹ học bổng Kotex – Vì nữ sinh tài năng Việt Nam”. Với những nỗ lực không ngừng của mình, nhãn hàng Kotex đã luôn đồng hành cùng người phụ nữ Việt, không chỉ làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người phụ nữ, nhãn hàng còn giúp phụ nữ luôn giữ được vẻ tự tin, năng động của mình trong cuộc sống”.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Kinh hoàng thực phẩm tẩy trắng bằng oxy già

  Vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, kinh doanh thực phẩm dùng oxy già tẩy trắng mực, chân gà, da heo, pha oxy già vào sữa nhằm thanh trùng, diệt khuẩn... Có những trường hợp dùng oxy già để tẩy trắng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, không chỉ đánh lừa mà hành vi này còn phải gọi là đầu độc người tiêu dùng!

Vừa bẩn vừa độc

Oxy già dùng trong y tế là dung dịch hydro peroxyd, chỉ dùng ngoài (không được uống), với nồng độ 3% dùng để rửa vết thương ngoài da hoặc súc miệng, 2% để rửa âm hộ, âm đạo. Cơ chế tác dụng của nước oxy già là khi tiếp xúc với chất hữu cơ (có ở vết thương) sẽ phóng thích khí oxy để phân huỷ vi sinh vật. Oxy già cũng phân huỷ các phân tử màu (vì vậy có thể làm tóc có màu vàng).

Điều cần đặc biệt lưu ý là nước oxy già dùng trong y tế phải đạt các tiêu chuẩn dược dụng, tức phải tinh khiết. Còn oxy già dùng tẩy trắng thực phẩm thường không tinh khiết, vì điều chế từ hoá chất công nghiệp cho rẻ, chẳng hạn dùng các muối persulfat cho vào nước. Các loại này chứa nhiều tạp chất, độc chất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Tuỳ vào tạp chất có trong oxy già là gì mà có thể gây bệnh khác nhau. Muốn biết chỉ có cách mang đi xét nghiệm, chứ bằng mắt thường khó phát hiện được. Riêng việc cho oxy già vào sữa, nếu là oxy già không tinh khiết thì ở bất cứ hàm lượng nào, nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng đều cao. Thực phẩm đã hết hạn sử dụng nếu tìm cách "đánh lận con đen", làm cho tươi lại thì chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng.

Kinh hoàng thực phẩm tẩy trắng bằng oxy già - 1
Cần cảnh giác với những con mực “trắng sáng đến không ngờ” này

Là chất cấm cho vào thực phẩm

Theo quy định của Bộ Y tế, oxy già không được phép cho vào thực phẩm. Có thể dùng chất tẩy trắng trong thực phẩm nhưng phải tuân theo các tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Như người ta dùng kali hypobromit cho vào bột mì để bánh mì có ruột trắng hơn và FAO (tổ chức Lương nông LHQ), WHO (tổ chức Y tế thế giới) cho phép lượng tối đa là 20mg/kg. Đương nhiên loại kali hypobromit này phải đạt tiêu chuẩn dùng trong thực phẩm chứ không thể lấy hoá chất công nghiệp pha chế bừa bãi.

Nhân đây cũng xin nhắc lại một sự việc xảy ra cách nay khá lâu: để làm trắng kẹo dừa, giảm lượng nước cốt dừa nhằm thu lợi nhiều hơn, người ta đã trộn bột titan oxít vào kẹo. Nguy hiểm ở chỗ titan oxít là hoá chất công nghiệp, chắc chắn chứa tạp chất độc hại và lượng dùng không lường được là bao nhiêu. Người viết đã thông tin vụ việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng để giúp người tiêu thụ cảnh giác, và các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm khi đó đã ngăn chặn việc làm phi pháp này.

Bên cạnh việc đề cao cảnh giác của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao hiểu biết để trở thành "người tiêu dùng thông thái" (mặc dù rất khó!), chắc chắn cần phải có sự quản lý hiệu quả của các cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm. Có thế mới mong kịp thời ngăn chặn và vô hiệu hoá các vụ lừa đảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24

 

Chương trình đồng hành cùng những khó khăn của người tiêu dùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn, kéo dài từ 21/06 đến 12/07/2012.

Trong chương trình này, các sản phẩm như bếp điện, bình đun nước, lò nướng….sẽ có giá ưu đãi đến 40%. Các sản phẩm đều thuộc 3 thương hiệu điện tử nổi tiếng là Goldsun, Legi và Gali.

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 1

Các sản phẩm bình đun siêu tốc của Goldsun được bán với giá sốc 149.000, giảm đến 42% so với giá gốc. Sản phẩm chất lượng cao với mức giá ưu đãi cực thấp sẽ là một vật dụng không thể thiếu của các bà nội trợ trong mùa hè này. Bình đun nước Gali có giá từ 370,000 đồng đến 870,000 đồng, đều được ưu đãi từ 2% - 24% trong chương trình.

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 2

Sản phẩm bình đun siêu tốc hút hàng bà nội trợ với mức giá phải chăng

Với nhiều người, để đối phó với tình trạng mất điện rất căng thẳng trong những ngày hè này, những bằng thiết bị điện từ như đèn sạc, quạt sạc trở thành ưu tiên hàng đầu. Chỉ với 649.000, đã giảm 24% so với giá gốc là bạn đã có thể sở hữu một chiếc quạt sạc LG-0666D-VT đa năng hiệu Legi chính hiệu Hàn Quốc. Sản phẩm này có thời gian sử dụng lên đến 8 giờ đối với đèn, và 6 giờ đối với quạt.

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 3

Những kiểu quạt sạc có đèn là lựa chọn thông minh nhất để đối phó với cái nóng bức bối trong những ngày hè mất điện.

Các sản phẩm máy xay sinh tố, máy ép trái cây, bếp nướng,… đều áp dụng ưu đãi với mức giá tốt nhất. Khách hàng có thể đặt hàng online qua website yes24, sản phẩm sẽ được giao tận nơi. Thanh toán trả trước qua ngân hàng còn được giảm thêm 3% giá trị đơn hàng.

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 4

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 5

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 6

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 7

Săn hàng điện gia dụng giảm giá 40% tại Yes24 - 8

Xem thêm các sản phẩm khuyến mãi khác và đặt hàng, vui lòng truy cập www.yes24.vn


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 28-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 28-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 28-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Trung Quốc lại rúng động vì sữa nhiễm kiềm

  Theo Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải, vụ việc xảy ra chiều thứ Hai (25/6). Trong quá trình bảo dưỡng thiết bị định kỳ, một van tự động ở một nhà máy của Bright đã không đóng nắp đúng lúc khiến lượng nước kiềm còn lại trong đường ống tràn lẫn vào với sữa tươi Ubest trên dây chuyền sản xuất. 
 
Khoảng 300 bình sữa tươi Ubest 950 ml đưa ra thị trường hôm thứ Ba đã bị nhiễm bẩn, Bright (Quang Minh), một trong những thương hiệu sữa lớn nhất và uy tín nhất ở Thượng Hải thông báo trên website của mình.

Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải đã yêu cầu Bright phải cung cấp báo cáo rõ ràng về rủi ro này, gồm cả kết quả thu hồi, phản ảnh của khách hàng và nguy cơ an toàn thực phẩm.

Trung Quốc lại rúng động vì sữa nhiễm kiềm - 1
Trộn khoai lang tím với sữa tươi Ubest đựng trong hai bình sản xuất vào những ngày khác nhau thì một có màu tím, còn một có màu xanh

Trong khi đó, Sở này cũng đã lấy một số mẫu sữa Ubest để xét nghiệm, đồng thời khuyến cáo người dân không uống sữa tươi Ubest đựng trong bình 950 ml sản xuất hôm thứ Hai.

Hôm qua, trong thông tin đăng tải trên các mạng xã hội, cộng đồng mạng Trung Quốc đã phàn nàn về mùi vị khó chịu và biến đổi màu của sữa.

Một công dân mạng với tên gọi Josphin cho biết, cô đã trộn khoai lang tím với sữa tươi Ubest ở hai bình sản xuất vào những ngày khác nhau thì một bình có màu tím, còn bình kia ngả sang màu xanh.
 
Josphin đã đăng tải ảnh của hai bình sữa lên trang Weibo.com, một mạng xã hội rất phổ biến ở Trung Quốc. Sau đó, một nhân viên của Bright nói với cô rằng soda kiềm đã bị trộn nhầm vào sữa. Thông tin này lập tức được lan truyền chóng mặt với hơn 6.000 lượt đăng lại ngày hôm qua.

Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải nói rằng họ bắt đầu điều tra vụ việc sau khi biết được thông tin từ trang Weibo.com.

Ngành công nghiệp sữa Trung Quốc đang phải nỗ lực khôi phục lại niềm tin của khách hàng sau hàng loạt vụ bê bối xảy ra thời gian gần đây. Tồi tệ nhất là vụ việc năm 2008 khi sữa bị nhiễm hóa chất melamine, làm ít nhất 6 trẻ em tử vong và gần 300.000 người khác đổ bệnh.

Chỉ mới đầu tháng 6/2012, Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc vừa công bố phát hiện thấy lượng thủy ngân bất thường trong các sản phẩm sữa của công ty Yili trong một đợt kiểm tra sửa bột trẻ em.

Tháng 12 năm ngoái, Cơ quan giám sát này cũng từng thông báo về lượng độc tố liên quan tới ung thư trên mức cho phép trong lô sản phẩm của Mengniu, một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Trung Quốc.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Thịt thối, gà lậu lại ùn ùn về nước

  Theo Bộ NN&PTNT, gần đây, các chuyến hàng thịt thối, gà lậu bị bắt giữ đang tăng lên liên tục. Ngày 25/6, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã phát hiện và thu giữ hơn 450 kg nội tạng và 470 kg chân giò heo đã bốc mùi hôi thối tại TP.Lào Cai. Số thịt thối này được một đầu nậu tại Lào Cai thu mua từ Trung Quốc để đưa về tiêu thụ. Trước đó, ngày 17/6, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn cũng thu giữ gần 95 tấn nầm heo thối có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thống kê từ Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho cũng cho hay, trong vòng 10 ngày qua, đã bắt giữ hơn 17 tấn gà lậu. Ngay trong sáng 26/6, lực lượng liên ngành Hà Nội đã tạm giữ 2 xe tải loại 5 tấn chở gà lậu trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Số gà này từ Quảng Ninh đang được chở về chợ Hà Vỹ, Thường Tín, Hà Nội để tiêu thụ.

Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, cho biết, ngoài số hàng trên, toàn bộ lô hàng gần 100 tấn nầm cũng như 650 kg nội tạng bị bắt giữ hồi giữa tháng 6 tại một số tỉnh biên giới phía Bắc chủ yếu do cửu vạn khuân vác, chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới. Khi truy bắt, cửu vạn vứt hàng bỏ chạy, lực lượng chức năng chưa bắt giữ được nên chưa truy ra được chủ hàng cũng như đường dây chuyên buôn loại thực phẩm này.

Thịt thối, gà lậu lại ùn ùn về nước - 1
Người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ thịt không đạt chuẩn. (Ảnh minh họa)

Hiện Bộ NN-PTNT đã thành lập đoàn công tác do Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần dẫn đầu, tổ chức kiểm tra thực trạng buôn bán gia súc, gia cầm, đặc biệt là nạn buôn chất cấm và thịt thối vào nội địa tại 8 địa phương. Ngay tại cửa khẩu Lạng Sơn, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhận định: "Dù là cửa ngõ quan trọng, nhưng khi kiểm tra, đoàn công tác rất bức xúc khi phát hiện đây là một trong "cửa ngõ" tuồn thịt thối vào trong nước. Theo ước tính, có tới 70% thịt bẩn, thịt thối và các loại chất cấm trong chăn nuôi tuồn qua Lạng Sơn".

Theo ông Tần, khi Bộ NN-PTNT làm mạnh về công tác phòng, chống dịch thì Lạng Sơn cũng như một vài địa phương mới ra quân truy bắt buôn lậu gia súc, gia cầm, các điểm thu gom thịt thối để ... báo cáo. Tuy nhiên, những vụ bắt giữ gần đây cũng chỉ là những vụ nhỏ lẻ, không đáng kể so với tổng lượng ùn ùn tuồn vào nước ta. "Cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều lô thịt "thối" lên tới hàng chục tấn. Hóa ra họ chỉ bắt lẻ tẻ những cửu vạn chuyên bốc, xách thuê từ bên kia biên giới vào nội địa. Trong khi theo một nguồn tin có trách nhiệm ở Lạng Sơn, thì toàn bộ nguồn thịt thối là do có một hệ thống đầu nậu đứng ra tổ chức thu gom, rồi vận chuyển sâu vào nội địa", Thứ trưởng Tần cho biết.

Bộ NN-PTNT sẽ sớm có văn bản gửi Bộ Công an, đề nghị điều tra, triệt phá các đầu nậu cũng như đường dây thu mua, buôn bán thịt thối. "Muốn triệt tận gốc thịt thối thì phải xử lý các đầu nậu, không thể mãi làm theo kiểu thả gà ra đuổi như hiện nay" (Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần).


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

11-7, nước sạch tăng lên mức 18.000 đồng/m3

  Mức giá nước sạch mới trên vừa được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 88/2012/TT-BTC hướng dẫn về khung giá nước sạch sinh hoạt. Khung giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 11-7 tới.

Tại các đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, giá nước sạch sẽ có mức mới là 15.000 đồng/m3 thay vì 10.000 đồng/m3 như trước. Giá tối thiểu ở khu vực này cũng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/m3 lên thành 3.000 đồng/m3. Tại khu vực nông thôn, khung giá nước sạch sinh hoạt mới sẽ dao động ở ngưỡng 2.000-11.000 đồng/m3 thay vì 1.000-8.000 đồng/m3 như trước kia.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 29-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 29-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 29-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Nguy cơ nhiễm bệnh từ đá bẩn

  Dạo quanh một số chợ, hay những khu vực đông dân cư, dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, đại lý bán nước đá. Đá ở đây rất phong phú, từ loại đá cây, đá viên, hay đá bào, được bán khá rẻ nên có rất nhiều gia đình chọn lựa để giải nhiệt cho mùa hè.

Tại một cơ sở bán đá ở chợ Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội), các loại đá cây được xếp trên vỉa hè, bên dưới chỉ lót một lớp vải dứa rất mỏng. Phần vỉa hè đoạn xếp đá đã bị lên rêu xanh mốc, phía dưới nước cống đen ngòm vẫn chảy. Khi có khách mua hàng, người bán để cả cây đá xuống tấm vải dứa bên cạnh, lấy con dao đang nằm dưới đất chặt đá...

Điều đáng lưu ý là trên bao bì của túi nước đá được bán tại đây không hề ghi số hiệu của giấy đăng ký kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi cho loại đá này vào nước, nước có dấu hiệu bị vẩn đục, kết tủa, có mùi vị lạ. Những loại nước đá này có giá rất rẻ, chỉ 8.000 đồng/kg đá viên, 10.000 đồng/kg đá bào…

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay trên toàn thành phố có vài trăm cơ sở sản xuất nước đá, nhưng chỉ có rất ít cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận đủ các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính con số trên đã phản ánh thực trạng vì sao nước đá “bẩn” vẫn tung hoành từ thành thị tới nông thôn.

Theo quy trình sản xuất nước đá tinh khiết thì nguồn nước sản xuất đá tinh khiết phải được lấy từ độ sâu 90m, được xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt vi khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá, bồn cấp nước làm đá, cối lạnh và gàu tải đá của hệ thống máy sản xuất nước đá viên tinh khiết đều bằng inox, không bị gỉ sét. Chu trình sản xuất nước đá khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với bàn tay con người.

Ngoài ra, yêu cầu tiêu chuẩn của đá tinh khiết thì chất lượng nước làm đá phải đạt 40 tiêu chí về kim loại nặng, thành phẩm đá phải đạt 22 tiêu chí, trong đó có 6 tiêu chí về vi sinh vật. Tuy nhiên, tất cả những quy định trên chủ yếu vẫn chỉ để “làm cảnh” đối với những cơ sở nước đá tư nhân tự phát.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 30-6

  Thông tin giá ngoại tệ

 Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamGiá vàng và ngoại tệ ngày 30-6 - 1

Cập nhật giá vàng  

Giá vàng và ngoại tệ ngày 30-6 - 2


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Thực phẩm, dịch vụ chưa chịu giảm giá

  Giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 được công bố giảm 0,26%, cùng với đó là giá xăng dầu đã nhiều lần giảm, nhưng giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phí các loại dịch vụ lại không có xu hướng giảm theo.

Giá đứng yên dù sức mua giảm

Tại một số chợ dân sinh trên địa bàn TP, dù thời gian qua, giá thịt lợn hơi cùng giá gia cầm lông, giá trứng giảm khá mạnh, từ 20-40%, song thành phẩm đến tay người tiêu dùng lại không giảm. Thậm chí, thịt bò, tôm, cá tại một số chợ còn có xu hướng tăng. Thịt bò loại ngon hiện ở mức 200.000 - 220.000 đồng/kg, tôm sú từ 150.000 - 180.000 đồng/kg… Tăng giá mạnh hơn trong thời điểm này là rau xanh và các loại hoa quả. Các loại rau như cải, mồng tơi, rau dền, bầu bí đều nhích lên. Với các loại quả như cam, thanh long… thống kê của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, trong tháng 6, giá các loại hoa quả này đã tăng từ 30-50% so với tháng 5. Bên cạnh đó là giá các loại dịch vụ như ăn uống, vận tải không giảm. Giá các loại hàng ăn uống vẫn giữ từ 30.000 - 35.000 đồng/bát phở, bún; 30.000 - 60.000 đồng/suất cơm; rồi giá một số dịch vụ như trông giữ xe, rửa xe vẫn từ 20.000 - 25.000 đồng/xe máy.

Còn đối với hàng hóa trong các hệ thống siêu thị, đại diện các siêu thị như Fivimart, Intimex… cho biết, không có sự giảm giá cũng như thông báo giảm giá từ phía các nhà cung cấp. Dù rằng, theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú, thống kê của hiệp hội cho thấy, lượng người mua sắm tại hệ thống siêu thị Hà Nội 6 tháng đầu năm nay đã giảm một nửa so với năm trước. Doanh số bán hàng phi thực phẩm giảm rất mạnh do cơ cấu giỏ hàng của khách mua hiện nay chủ yếu là mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ ăn uống hàng ngày, chiếm đến 80%. Giá trị một giỏ hàng cũng giảm đến gần 20% so với trước. Các doanh nghiệp thương mại cũng tỏ ra kém lạc quan khi các đợt khuyến mãi lớn hiện nay không tác động nhiều đến các bà nội trợ vì khuyến mãi chủ yếu ở hàng công nghiệp, còn các bà nội trợ đang phải ưu tiên số một cho cơm ăn, nước uống hàng ngày.

Thực phẩm, dịch vụ chưa chịu giảm giá - 1
Giá rau xanh vẫn chưa giảm (ảnh minh họa)

Người dân chưa được hưởng lợi

Hiện tại, rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam được đại diện bằng gần 500 mặt hàng, chia làm 10 nhóm hàng với tỷ trọng được tính toán theo cơ cấu chi tiêu cho đời sống tiêu dùng của người dân. Theo đó, các mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,85%. Nhà ở và vật liệu xây dựng, bao gồm cả điện, nước, chất đốt chiếm 9,99%; thiết bị, đồ dùng gia đình chiếm 8,62%; may mặc, mũ nón, giày dép chiếm 7,21%… Nhu cầu dành cho ăn, mặc, ở, đồ dùng gia đình chiếm tỷ trọng 60 - 70% trong rổ hàng hóa. Vì thế, khi các nhà sản xuất các mặt hàng nói trên chưa có tín hiệu giảm giá thì người dân chưa thực sự được hưởng lợi từ lạm phát giảm.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, theo thống kê, CPI tháng này có giảm, song mức giảm không đáng kể. Một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá một số dịch vụ ăn uống không giảm có thể do gắn liền với quyền lực cung cầu, hoặc do quan hệ giữa người bán và người mua. “Một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu hàng ngày gắn liền với sức cung cho một đô thị lớn, ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cung - cầu, nên có thể, tại khu vực này thì giá thịt giảm nhẹ, nhưng tại nơi kia giá thực phẩm vẫn giữ nguyên”, ông Phong nói. Ngoài ra, ông Phong cũng cho rằng, do sức ép, sự cạnh tranh của các mặt hàng bình ổn giá chưa cao, chưa tác động mạnh để có thể giảm 10% giá tiêu dùng như mong đợi.

Còn đối với cước vận tải ít nhiều mang dáng dấp độc quyền, nên giá lên nhanh mà xuống thì chậm. Hơn nữa, Hiệp hội Vận tải cũng chưa thể hiện được vai trò, sức ép của mình đến các doanh nghiệp. Ông Phong phân tích: “Cũng cần phải nói đến một phần do lỗi từ phía cơ chế. Vì muốn tăng hay giảm giá cước đơn vị kinh doanh vận tải phải có tờ trình. Lẽ ra, nếu họ tăng cước thì mới cần báo cáo, khi giảm cước thì không cần. Chẳng có doanh nghiệp nào lại đi làm thủ tục, tờ trình xin giảm giá cước, mất thời gian”. Trong khi đó, tâm lý của các doanh nghiệp thì muốn giữ giá để thu chênh lệch, lợi nhuận nhiều hơn.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Ám ảnh “mê hồn trận” thực phẩm ngoại

  Hàng loạt vụ bê bối liên quan đến chất lượng hàng Trung Quốc (TQ) bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã khiến người tiêu dùng Việt Nam ám ảnh bởi hàng hóa TQ đang oanh tạc khắp thị trường. Thậm chí, nó trở thành một “ấn tượng” mặc định, khiến tất cả mọi hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ TQ đều bị liệt vào dạng “nguy hiểm, cần cảnh giác cao độ”.

Hẳn người dân chưa quên scandal sữa TQ nhiễm melamine bị báo chí phanh phui cuối năm 2008. Đây là chất có thể gây sỏi thận, suy thận cấp tính, đe dọa tính mạng trẻ em. Sự việc như đốm lửa thổi bùng ngọn đuốc an toàn vệ sinh thực phẩm, đến mức Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) đã vào cuộc, thu hồi và tiêu hủy sữa nhiễm độc của các công ty có mặt tại Việt Nam thời điểm đó.

Đầu năm 2011, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) đưa ra cảnh báo về một loại cốc làm bằng thủy tinh và nhựa màu xuất xứ từ Trung Quốc. Loại cốc tưởng như vô hại này có chứa hóa chất độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài cho đến hàng nghìn lần. Nhãn hàng hóa của các sản phẩm này ghi dòng chữ “Made in China”, có nguồn gốc từ TQ.

Chưa dừng lại, từ năm 2011 đến nay, dư luận lại rúng động trước seri “phi vụ” thực phẩm “bẩn” “tác oai tác quái” thị trường. Gia vị lẩu chứa chất gây ung thư; kẹo mút phát sáng bán tràn lan ở cổng trường tiểu học; thịt bò, thịt nai khô giá chỉ 1.000 đồng/túi; hoa quả chứa chất bảo quản để bao lâu cũng không hỏng; tràn lan các loại đồ chơi sặc sỡ sắc màu nhưng mọi tiêu chuẩn về an toàn đều không được đảm bảo; nước trái cây nhiễm chất dẻo DEHP có xuất xứ từ Đài Loan. Và gần đây nhất là thịt lợn chứa chất tạo nạc, cải thảo bảo quản bằng chất “ướp xác” và tảo đỏ nhiễm độc. Người tiêu dùng Việt Nam đang phải “vật lộn” để đương đầu với những thực phẩm “giết người” vô hình đang thâm nhập vào mâm cơm hàng ngày.

Nhìn nhận về vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay, nhất là trước một loạt các thông tin “gây sốc” cho người tiêu dùng, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Trong trồng trọt, nhiều loại thuốc trừ sâu gây ung thư vẫn được nông dân sử dụng, nguy hiểm hơn đó là những loại thuốc của Trung Quốc cấm vì quá độc. Nhưng nông dân lại rất thích sử dụng bởi phun thuốc xong, quay lại thấy sâu chết ngay và rất rẻ. Tôi không hiểu vì lý do gì mà những thứ độc hại đó được nhập về Việt Nam. Có khi doanh nghiệp gian lận đóng bao bì khác. Trách nhiệm trong vấn đề này có cả Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học & Công nghệ và cả Bộ Công Thương”.

Thực tế, khi giám sát về vấn đề VSATTP, nhiều ĐBQH đã cho rằng: Đối với lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng như vệ sinh an toàn thực phẩm thì không thể quản lý theo kiểu lọt sàng xuống nia hay được cái lớn, mất cái bé. Phải quản lý để làm sao hạn chế tới mức cao nhất những thực phẩm không sạch lưu thông trên thị trường và không để những thực phẩm không sạch “bước” vào mâm cơm của từng gia đình người dân Việt Nam.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Nhà nghỉ mùa thi đắt ngang khách sạn năm sao

  Theo khảo sát của phóng viên vào thời điểm ngày 28/6, hầu hết nhà nghỉ có “vị trí đẹp” liền kề các trường đại học đã được đặt kín chỗ, giá thuê tăng lên gấp 3, 4 lần ngày thường.

Nhà nghỉ ở phố Tạ Quang Bửu có tất cả 6 phòng thì chỉ còn một phòng duy nhất ở tầng 2 chưa có người tới đặt cọc tiền nhưng đã gọi điện sẽ tới. Theo quan sát, phòng nghỉ tại đây khá bình dân, đơn giản. Căn phòng còn lại ở tầng 2 chỉ rộng khoảng 10 m2, đủ kê một chiếc giường đôi, một tủ nhỏ đựng quần áo nhưng có giá thuê phòng lên tới 1,2 triệu/ngày, nếu sĩ tử cùng phụ huynh tới ở từ chiều mùng 3/7 đến trưa 5/7 trả phòng sẽ có giá 2,4 triệu đồng.

Bà chủ nhà nghỉ cho biết: “Phòng có đầy đủ điều hòa, vệ sinh khép kín. Giá đó là hữu nghị lắm rồi, không thể bớt được. Nếu không đặt sớm sẽ không còn chỗ mà thuê đâu. Ở đây, năm nào cũng cháy phòng cả”

Cũng tại khu vực quanh ĐH Bách Khoa, Hà Nội, nhà nghỉ ở phố Lê Thanh Nghị chỉ còn duy nhất một phòng trống ở tầng 1, gầm cầu thang lên xuống. Căn phòng nhìn từ phía ngoài có vẻ cũ kỹ nhưng cũng có giá 1,1 triệu đồng/ngày. Bà chủ tại đây cũng khẳng định mức giá “cắt cổ” này không thể bớt. Trong khi đó, một người dân sống cùng ngõ cho biết, ngày thường, giá phòng chỉ hơn 200.000 đồng.

Nhà nghỉ mùa thi đắt ngang khách sạn năm sao - 1
Căn phòng nhỏ khoảng 10 m2 chỉ đủ kê một chiếc giường đôi và một tủ đựng quần áo này có giá lên tới 1,2 triệu đồng/ngày. (Ảnh minh họa)

Tại khu vực Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, gần trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội Nhân văn, giá nhà nghỉ bình dân cũng cao ngang ngửa với giá phòng của một khách sạn năm sao.

Nhà nghỉ ngay mặt đường Nguyễn Trãi, gần như đối diện với trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn “hét” giá 1,8 triệu đồng/ngày. Giá cao ngất ngưởng nhưng nhà nghỉ có 8 phòng  hiện cũng chỉ còn 2 phòng trống. “Nếu muốn thuê, em phải đặt cọc trước cho anh 1 triệu đồng. Thi ở trường Nhân văn hay Tự nhiên, ở đây quá ổn, em chỉ cần đi bộ sang đường 2 phút là tới”, nhân viên lễ tân nhà nghỉ này nói.

Một số nhà nghỉ khác vị trí xa “trung tâm” hơn một chút, giá phòng có mềm hơn nhưng vẫn ở mức cao như nhà nghỉ trên đường Láng (cách trường ĐH Ngoại thương khoảng 1 km) có giá 800.000 đồng/ngày. Mặc dù giá thuê nhà nghỉ đều rất cao nhưng nhiều phụ huynh dù không phải gia đình đại gia vẫn sẵn sàng rút hầu bao cho con em mình được ăn, ở thoải mái trong kỳ thi đại học.

“Kỳ thi này rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của cháu nên dù tốn kém mấy tôi cũng phải tìm những chỗ tiện lợi nhất, tạo tâm lý thoải mái cho cháu đi thi”, ông Nguyễn Thành Trung, phụ huynh của một sĩ tử quê ở Lâm Thao, Phú Thọ cho hay.

Bên cạnh đó, tâm lý sợ tắc đường, mất điện, nắng nóng của phụ huynh cũng khiến nhà nghỉ dù đắt “cắt cổ” nhưng vẫn “cháy”. Bà Phạm Thị Mai, quê ở Đông Triều, Quảng Ninh cho biết: “Mùng 4/7 cháu mới bắt đầu thi nhưng từ 25/6 tôi đã lên Hà Nội tìm phòng gần địa điểm thi cho cháu ở. Mặc dù có nhà người quen cách địa điểm thi khoảng 5 cây nhưng tôi vẫn quyết định thuê nhà nghỉ cho con bởi Hà Nội hay tắc đường nên ở gần cho chắc chắn”.


This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.